Vé máy bay đi Ý
Được sống ở Umbria vào những tháng ngày tuổi trẻ sôi nổi nhất, với tôi đó là một niềm hạnh phúc. Trải qua hơn 20 chuyến đi ngắn dài dọc theo đất nước hình chiếc ủng, để rồi đến phút chia tay, tôi biết rằng mình đã phải lòng những thành phố trung cổ yên bình tựa mình vào thế núi, những cánh đồng lúa mỳ vàng ươm mùa gặt, những con đường lát đá nhỏ nhắn ngoằn nghoèo như muốn níu chân người. Đó không phải là thứ tình yêu ta chợt nhận ra khi phải rời xa nơi mình gắn bó. Với tôi, Umbria chưa xa đã nhớ, đã yêu…
Dưới nền trời xanh ngắt đến nao lòng, những ngôi nhà ngói nâu bạc và tường vôi cam đậm đặc trưng Nam Âu dần dần hiện ra những đường nét rõ rệt khi xe lửa bắt đầu cuộc hành trình đến với miền Trung nước Ý, qua xứ Umbria, xứ Toscana và những miền đất của rượu vang, thức ăn ngon và hội hè cuồng nhiệt.
“Ở Gubbio, ai cũng như hóa rồ!”
Hòa cùng dòng người thi nhau trốn khỏi thành phố, thậm chí bay sang một số nước láng giềng do tranh thủ kì nghỉ kéo dài từ thứ bảy tuần trước vào dịp Ferragosto – Ngày chào đón mùa hè, bạn già Barbara người Đức và tôi quyết định sẽ đến Gubbio sau khi đọc lời nhận xét của Gian Marco Tosti viết về thành phố: “Người ta nói rằng ở Gubbio, ai cũng như hóa rồ!”
Vào giữa mùa hè, thời tiết ở Gubbio và các thành phố miền Trung khác bắt đầu trở nên đỏng đảnh. Chúng tôi cuốc bộ từ trạm cuối của chuyến autobus để đến văn phòng du lịch thành phố, nhận vài tấm bản đồ miễn phí với hình minh họa dễ thương như truyện tranh con nít và quyết tâm phải “hóa rồ” ở Gubbio 600 năm tuổi, mặc cho những đám mây xám từ phía đỉnh núi bắt đầu cuộn về trung tâm phố cổ.
Từ Quảng trường Lớn (Piazza Grande) mát lạnh sau cơn mưa hè phố núi, chúng tôi tản bộ dọc theo trục phố chính Via dei Consoli với vô vàn những hàng quán và cửa hàng nhỏ hai bên đường. Cả con đường như được ướp hương thơm theo từng khu vực: đoạn phố bán hàng mỹ phẩm hand-made sẽ góp vào không khí mùi oải hương mùa hè quyến rũ, đoạn bán thức ăn nhanh kiểu Ý sẽ có một ít mùi dầu mỡ béo ngấy hòa cùng mùi của các loại xúc xích tươi ngon lành…
Barbara và tôi đặc biệt thích đoạn phố bán những loại thực phẩm đặc trưng vùng Umbria như nấm khô, các loại gia vị khô thơm lựng bày trên kệ, phô mai thơm béo… tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành một thứ mùi thơm rất kì lạ. Thứ mùi chỉ có thể ngửi thấy ở những con phố cổ miền Trung nước Ý mà thôi.
Cứ tản bộ và hít hà những mùi thơm như thế, sau độ mươi phút, chúng tôi đã đến được Đài phun nước của những kẻ khùng (Fontana dei Matti). Tương truyền rằng bất cứ ai đi quanh đài phun nước này ba vòng liên tiếp, kẻ đó sẽ hóa khùng. Và nếu không ai tin bạn thật sự đã… hóa khùng ở Gubbio? Đã có “Giấy Chứng Nhận Hóa Khùng” in sẵn theo “phong cách Trung Cổ”, có sẵn chỗ trống để ghi tên bạn vào.
Không đủ can đảm để có thể vừa đi vừa la hét inh ỏi quanh một đài phun nước nhỏ xíu nằm giữa một quảng trường nhỏ xíu và yên tĩnh, chúng tôi chọn một ghế đá nhỏ, nhâm nhi những trái nho ngọt lịm mọng nước, và cười đến chảy nước mắt khi chứng kiến một tốp sinh viên Ấn Độ đang nhảy múa và reo hò “tụi tôi bị khùng, tụi tôi bị khùng” chung quanh…
Nếu có dịp, hãy đến Gubbio dù chỉ một ngày, hòa mình vào dòng chảy cuộc sống ở đây để sau chuyến đi ấy chính mình có thể thốt lên rằng: “Ở Gubbio, ai cũng như hóa rồ”. Và tôi yêu sự điên rồ ấy ở Gubbio.
Một ngày hè ở Lago Trasimeno
Lấy cảm hứng từ lời khuyên của cô giáo Francesca về hai ngày nghỉ ngơi ở thành phố Castiglione del Lago, chúng tôi dành cả buổi tối thứ Sáu ngồi trên ban công nhà Barbara để uống hai chai bia ướp lạnh trong cái oi nồng của tiết trời giữa hạ, ăn vài lát bánh mì lạt với phô mai gorgonzola, cặm cụi tra cứu giờ xe autobus và lên kế hoạch cho ngày cuối tuần xa thành phố.
Với những người đam mê ẩm thực Ý như Barbara và tôi, không gì có thể tuyệt vời hơn việc đến đây vào đúng dịp “botteghe in strada” – “ngày chợ phiên”. Diễn ra duy nhất vào thứ bảy, tuần lễ thứ ba của mỗi tháng, tất cả các cửa hàng dọc phố Via Vittorio Emanuele và những con đường nhỏ ngang dọc ở Castiglione del Lago được phép bày những chiếc bàn hoặc kệ nhỏ phủ khăn trắng tràn ra đường, bán tất thảy những đặc sản của vùng Umbria với giá giảm đôi khi lên đến phân nửa so với ngày thường. Và chất lượng thì vẫn tuyệt hảo.
Khó có thể cưỡng lại được sức hấp dẫn từ những gói pasta đủ màu sắc và hình dạng bọc trong giấy kiếng, những ổ bánh mì nho vàng ruộm, những túi gia vị khô dùng để xào với sốt cà cho món spaghetti đơn giản, những túi nấm rừng porcini khô thơm sực nức và đắt kinh hoàng… Cả thành phố thơm lừng lên trong một ngày hè tháng Tám trời xanh thẳm.
Kết thúc một chuyến đi dạo vòng quanh những con phố nhỏ hẹp lát đá, “chiến lợi phẩm” của chúng tôi là một chai vang đỏ, 40 Euro cho 400g nấm khô porcini, vài ba lọ nấm tartufo hoặc a-ti-sô ngâm dầu cùng những gói pasta các loại mua về làm quà cho những người bạn ở Perugia.
Đến Spoleto, hãy uống campari arangia!
Theo kế hoạch, Barbara và tôi sẽ đi Spoleto, thành phố lớn thứ 3 ở Umbria, nổi tiếng với Festival dei Due Mondi – Festival of Two Worlds – một trong những liên hoan âm nhạc, nghệ thuật và văn hóa nổi tiếng nhất nước Ý. Cuối tháng Tám, tiết giao mùa, cái nắng gay gắt đúng kiểu phố núi cộng với gió mát thổi hiu hiu từ hướng pháo đài Rocca Albornoziona làm mắt tôi cứ díu lại và chân thì không buồn bước.
Mất 10 phút với chuyến autobus trưa muộn đi từ ga vào trung tâm thành phố, chúng tôi đến Quảng trường Tự do (Piazza della Libertà) ở phố Via Sant’Agata. Trước mắt chúng tôi là phố chính dẫn vào thành phố với hàng cây cao vút hai bên đường, lá đang chớm ngả sang sắc vàng đỏ. Những ngôi nhà xây theo lối kiến trúc Ý khuất sau những khu vườn xanh mát mắt với lối đi ngập trong lá khô và hoa dại. Leo xuống vài bậc thang, chúng tôi đã có thể vươn tay hái những trái mận tía chín mọng ngon lành và thòm thèm nhìn những quả dẻ còn xanh cứng tua tủa gai như con nhím nhỏ…
“Bám đuôi” một nhóm người Ý ăn mặc như vừa bước ra từ sàn diễn thời trang Xuân-Hè ở Milano, chúng tôi tìm đến Quảng trường Chợ (Piazza del Mercato) nổi tiếng với vô số những hàng quán kiểu al fresco, rất hợp với một buổi trưa nóng bức. Bữa trưa với thực đơn đặc sệt kiểu Umbre với hai chai bia Nastro Azzurro ướp lạnh và những món ăn ngon lịm người đã góp phần kéo bữa ăn trưa của Barbara và tôi dài tận 2 tiếng đồng hồ.
Không đủ thời gian và kiên nhẫn để quay lại văn phòng du lịch, chúng tôi lần theo những bảng chỉ dẫn sơn hai màu xanh-trắng chỉ… tá lả vào những con đường nhỏ như hẻm để đến Giáo Đường chính của thành phố.
Duomo di Spoleto, còn gọi là Cattedrale di Santa Maria Assunta, được xây dựng vào năm 1821 theo lối kiến trú Roman điển hình với chánh điện, hai gian lớn phía hai bên và một gian ngang ở giữa. Nhìn sơ qua, Duomo di Spoleto cũng khá bình thường như bao Giáo Đường khác, nhưng vào một khoảng khắc bất chợt nào đó lúc 4h chiều, khi nắng rực lên và rọi vào những ô kính tròn trên cao, cả Giáo Đường sẽ ngập trong màu nắng vàng tuyệt đẹp.
Trời nhanh đổ về chiều, và chuyến autobus cuối cùng trong ngày sẽ đón khách lúc 5h45, chúng tôi đi như chạy để trở lại Quảng trường Tự Do. Vậy mà cầm lòng không đặng trước một quán rượu nhỏ bên đường, chúng tôi quyết định bỏ ra 15 phút để ngồi nhấm nháp ly campari arangia đặc trưng Umbre – thứ long drink thơm mùi cam, mạnh và đắng.
Campari arangia được cho là “tiền thân” của thứ rượu mùi Aperol hương cam nổi tiếng của Ý. Hãng hàng không Lufthansa nhân dịp mở đường bay Stockholm – Italia cũng đã chiêu đãi khách dự tiệc bằng thứ thức uống thơm lừng và the mát này, có lẽ nhằm kích cầu sức mua vé của dân tình Bắc Âu, và hãng rượu Nam Âu cũng qua đó tiếp thị được món uống này đến vối dân tình phương Bắc vốn chỉ quen với vodka Absolut nóng cháy cổ họng.
5 Euro cho một chiều hè trong quán rượu nhỏ, nhâm nhi món uống cam sẫm với độ cồn tận 22%, nghe dân tình nói chuyện bằng giọng Spoleto líu ríu như món phô mai nướng, hít căng lồng ngực mùi không khí thơm lừng hương nấm porcini khô, thử hỏi sao tôi không phải lòng Spoleto này rồi?
Thu vàng Perugia
Bốn mùa châu Âu luôn là cảm hứng sáng tác cho giới hoạt động văn nghệ. Mặc dù chưa có dịp trải nghiệm “trời mùa đông Paris” với “ga Lyon đèn vàng”, tôi lại có duyên với những mùa còn lại. Và trong “những mùa còn lại” ấy, tôi yêu và nhớ vô vàn mùa thu Perugia, mùa của lá vàng phủ rực những thân cây xơ xác trên phố Via Maria Alinda Bonacci Brunamonti, mùa của bước chân vang tiếng xào xạc của lá khô trên con dốc dẫn xuống giảng đường Palazzina Valitutti, mùa của nắng vàng như rót mật trải dài qua những ngọn đồi phía Nam, mùa của những cơn mưa thu giăng giăng ngoài cửa sổ phòng tôi hướng ra thung lũng đằng xa.
“Buổi sáng mùa thu” là cụm từ thôi rất thích, ngay khi còn ở Sài Gòn vốn chỉ quen hai mùa mưa nắng. Nắng thu Perugia không gay gắt chói chang, lại mang thêm chút hơi lạnh của đêm trước khiến cảnh vật và con người cũng trở nên thơ và mộng hơn hẳn. Và tất nhiên bữa sáng kiểu Ý với tách cappuccino nóng hổi, bánh quy phết mứt quả, bơ lạt và mật ong mua từ một tiệm chuyên bán mứt và các thứ đồ khô trên đường Via Faina sẽ khiến người ta chỉ muốn ngồi mãi ở chiếc ban công nhỏ treo đầy những hoa phong lữ tím ngát đung đưa trong gió để ngắm mặt trời nhô dần lên phía sau tường thành và lắng nghe những âm thanh đầu tiên của ngày mới.
Hẳn nhiên không khó để bắt gặp một “người em mắt nâu, tóc vàng sợi nhỏ” ở Ý hoặc các nước Nam Âu khác. Những cô gái Ý điệu đà với bộ cánh mùa thu, đi nhẹ nhàng qua những con phố dễ khiến người ta ngơ ngẩn đứng nhìn. Cả những chàng trai cũng vậy, quyến rũ với mái tóc bồng xoăn tít và cặp mắt xanh thẫm màu biển Capri. Bởi thế nên tôi rất thích chụp hình những cặp tình nhân ngồi bên nhau trên ghế đá, trên bãi cỏ, trên những bậc thang trong thành phố. Nhìn họ trao nhau những nụ hôn tình tứ giữa muôn trùng lá vàng đổ trong một chiều hoàng hôn nắng còn vương dài trên nền trời xanh, đột nhiên mình cũng cảm nhận được hạnh phúc lan trong không khí.
From Quyên “Misa” Gjone with love <3
Các sân bay tại Italia
Với diện tích rộng lớn, Italia - miền đất lãng mạn và cuốn hút bậc nhất thế giới sở hữu 101 sân bay lớn nhỏ phân bố rộng khắp các thành phố. 5 sân bay quốc tế lớn nhất Italia có thể kể đến là Sân bay Fiumicino; Sân bay Annisaton; Sân bay Heho; Sân bay Thandwe; Sân bay Civil…
Cách thủ đô 28km, Sân bay Quốc tế Leonardo da Vinci được đặt theo tên danh họa Leonardo da Vinci là sân bay lớn nhất Italia. Đây là phi trường có lượng khách đông thứ 6 trong những phi trường đông khách ở châu Âu, nên những dịch vụ chăm sóc khách hàng ở đây được chăm chút khá kỹ lưỡng, từ quầy ăn uống, chỗ nghỉ ngơi cho đến những cửa hàng mua sắm miễn thuế…. Hầu hết các chuyến bay đến Italia đều chọn Sân bay Quốc tế Leonardo da Vinci làm điểm dừng đầu tiên. Từ sân bay này vào trung tâm Rome bạn có thể đi taxi về trung tâm Rome giá khoảng 60 - 80 €. Hoặc đi tàu nhanh Leonardo Express về nhà ga trung tâm (Termini) giá 14 €.
Đường bay từ Việt Nam tới Italia
Nối liền khoảng cách giữa Việt Nam và Italia là các hãng hàng không quốc tế như Etihad Airways; Qatar Airways; Singapore Airlines; Silkair; Vietnam Airlines…
Tại Việt Nam có 3 càng hàng không quốc tế phục vụ cho các chuyến bay từ Việt Nam đến Anh và ngược lại là: Cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (Tp Hồ Chí Minh) và Đà Nẵng (Đà Nẵng). Trong hầu hết các chặng bay từ Việt Nam tới Italia, Vietnam Airlines là hãng có tần suất chuyến bay lớn nhất đồng thời hay thực hiện các chương trình khuyến mãi vé giá rẻ đi Italia.
Hiện chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam tới Italia nên quý khách bắt buộc phải lựa chọn các chuyến bay trung chuyển. Theo thông tin từ Hiệp hội du lịch và lữ hành quốc gia Italia - Federturismo, hãng hàng không Vietnam Airlines đang đàm phán với chính quyền Italia để mở một đường bay thẳng từ Rome hoặc từ sân bay Malpensa của Milan tới Hà Nội hoặc TP HCM. Hy vọng đường bay này sớm được cho vào khai thác hoạt động trong thời gian tới.
Chặng bay và giá vé máy bay từ Việt Nam đi Italia
Từ 3 thành phố lớn của Việt Nam mỗi ngày có tới hàng chục chuyến bay tới các thành phố lớn của Italia. Tùy theo mục đích chuyến đi của mình mà bạn lựa chọn điểm dừng chân thích hợp. Thegioivere.net xin cung cấp giá vé máy bay từ Việt Nam đi Italia ở 1 số chặng bay cao điểm cho bạn tham khảo:
Chặng bay |
Giá vé rẻ nhất (USD) |
Hãng hàng không |
Hà Nội – Milan |
350 346 325 |
Aeroflot Russian Airlines Turkish Airlines Finnair |
Đà Nẵng – Rome |
508 600 627 |
Turkish Airlines Vietnam Airlines China Souther Airlines |
Sài Gòn – Venice |
398 436 518 |
British Airways Qatar Airways China Southern Airlines |
- Đường bay Hà Nội – Milan: Hiện chưa có đường bay thẳng từ Hà Nội – Milan, theo đó quý khách có thể lựa chọn bay có điểm dừng (bay trung chuyển) của một số hãng hàng không đang khai thác chặng bay này như Vietnam Airlines (trung chuyển tại Frankfurt – Đức/ Paris – Pháp), Korean Air (trung chuyển tại Seoul), China Southern Airlines (trung chuyển tại Quảng Châu), Cathay Pacific (trung chuyển tại Hong Kong)…. Trung bình mỗi ngày có khoảng 42 chuyến bay của 19 hãng hàng không. Giá vé chặng bay này dao động từ 350 USD – 4.033 USD. Vietnam Airlines có tần suất bay lớn nhất, giá vé khoảng 470 USD – 708 USD. Tổng thời gian bay Hà Nội –(trung chuyển tại Bangkok, Abu Dhabi) - Milan khoảng 17 giờ - 20 giờ.
- Đường bay Đà Nẵng – Rome hiện được khai thác bởi 7 hãng hàng không Etihad Airways; Vietnam Airlines; Pacific Airlines; Korean Air… với mức giá vé dao động trong khoảng từ 508 USD trở lên. Vietnam Airlines gần như độc chiếm các chuyến bay ở chặng này với tần suất 29 chuyến/ngày.
- Đường bay Tp Hồ Chí Minh – Venice: được khai thác bởi 22 hãng hàng không quốc tế như Turkish Airlines; Qatar Airways; Etihad Airways; Austrian Airlines, Vietnam Airlines… với 43 chuyến bay mỗi ngày. Giá vé trung bình chặng này dao động từ 398 USD – 3.136 USD. Thời gian ngắn nhất cho chặng bay này khoảng 16 giờ.
Xem thêm bài viết tại đây:
Vé máy bay đi Bỉ
Vé máy bay đi Thụy Sỹ
Vé máy bay đi Úc
Tuyển đại lý cấp 2 bán vé máy bay
Điều kiện làm đại lý bán vé máy bay
LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ ĐẶT VÉ
THE GIOI VE RE COMPANY LIMITED
Địa chỉ: 264E Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Website: http://thegioivere.net
Email: contact@thegioivere.net
Tel: 028.73.010.777- 0286.286.4746