LỄ HỘI VIỆT NAM

Ngày tạo: 22/05/2016 10:39

LỄ HỘI VIỆT NAM

Ngắm một Việt Nam rực rỡ sắc màu với những lễ hội vô cùng độc đáo.   

Với bề dày truyền thống và lịch sử lâu đời, nói rằng Việt Nam là đất nước cũa những lễ hội cổ truyền độc đáo đầy màu sắc quả thật không sai. Mỗi nơi bạn đặt chân đến, sẽ cảm nhận thấy rằng lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị văn hóa riêng. Đã bao giờ bạn thử nghĩ đến việc kết hợp du lịch và hòa vào dòng người hành hương đến những lễ hội rực rỡ nhất Việt Nam chưa? Hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm hết sức khó quên đấy. Cùng Thế Giới Vé Rẻ “điểm mặt gọi tên” những lễ hội độc đáo nhất nhé!

Miền Bắc

1. Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ)

Đền Hùng được xây dựng trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đã thành thông lệ, đây là địa đểm hằng năm diễn ra lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương kéo dài từ ngày 8 đến 11 tháng Ba âm lịch nhằm tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Đây là một trong những lễ hội lớn tầm cỡ quốc gia, với rất nhiều hoạt động độc đáo thu hút đông đảo du khách hành hương.


Nguồn: tgvn.com.vn

Lễ hội đền Hùng cơ bản chia thành hai phần là phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ thường được tổ chức trọng thể dưới hình thức tế lễ được các vị có chức sắc trong làng thực hiện vào ngày hội chính (mùng 10 tháng Ba). Lễ vật cụ thể  bao gồm lễ tam sinh (một con lợn, một con dê, một con bò), mâm bánh chưng bánh dày và một mâm xôi lớn đủ màu sắc. Diễn ra song song là nghi lễ hát thờ (hát Xoan), đây là một lễ thức vô cùng độc đáo và đã trở thành một phần  không thể thiếu của lễ hội. Sau khi nghi thức chính được hoàn thành, khách hành hương có thể tiến vào tế lễ bên trong đền thờ để tưởng niệm các vị vua Hùng. Phần Hội thường diễn ra tiếp sau đó với cuộc thi rước cỗ kiệu đầy màu sắc và vui nhộn của các làng khu vực xung quanh, các trò diễn và trò chơi dân gian truyền thống góp phần thu hút rất nhiều người tham dự như đấu vật, chọi gà, ném côn hay đánh cờ người...vv

2. Lễ hội Gióng (Hà Nội)

Hội Gióng Sóc Sơn diễn ra theo thông lệ  từ ngày 6 đến 8 tháng Một âm lịch trên núi Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Nơi đây tương truyền chính là nơi thánh Gióng trong truyền thuyết đã từng nghỉ ngơi, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi mới cưỡi ngựa bay về trời. Lễ hội Gónig được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại, hàng năm, hội Gióng thu hút ngày đông đảo du khách thập phương đến dâng hoa tưởng nhớ công lao dẹp giặc Ân cứu nước của Đức thánh Gióng năm xưa.


Nguồn: hue.megafun.vn

Để chuẩn bị cho ngày lễ chính, lễ Dục Vọng với mục đích mời ông Gióng về phù hộ dân làng có một cuộc sống ấm no, sung túc, hạnh phúc thường được tổ chức trước thường niên vào đêm mùng 5. Vào ngày khai hội, dân làng và khách thập phương tề tựu về làm lễ dâng hương, rước hương hoa và lễ tắm cho pho tượng thánh Gióng khi chuông điểm đúng 12h. Diễn ra song song là nghi lễ dâng hoa tre và lễ chém pho tượng tướng giặc ngay tại đền Sóc. Hoạt quan trọng nhất hội Gióng là nghi lễ Hóa voi, ngựa nan cùng được dâng lên Đức Thánh Gióng. Tất cả dân làng hay du khách ai nấy cũng được chung tay khiên ngựa tế, voi tế khổng lồ về nơi hóa vàng. Theo tín ngưỡng của người Việt, bất cứ ai chạm tay vào đồ tế sẽ gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.
VÉ MÁY BAY ĐI HÀ NỘI

Miền Trung

1. Lễ hội Katê (Bình Thuận)

Katê được xem là lễ hội dân gian độc đáo và đông vui nhất của người đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Balamôn ở Bình Thuận để tưởng nhớ các vị thần Ppo Klaung Girai, Ppo Rome và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu cho lứa đôi hòa hợp và vạn vật sinh sôi nảy nở. Katê diễn ra khoảng từ 25-9 đến 5-10 Dương lịch,theo thứ tự. lễ hôi bắt đầu từ các ngôi đền đến tháp đến làng tiếp theo là dòng họ và cuối cùng là gia đình.


Nguồn: tourdulichninhchu.com

Xuyên suốt lê hội Katê có hai phần chính: Phần lễ và phần hội. Phần lễ là những nghi thức truyền thống như mở cửa tháp, tắm cho tượng đá vua Pôklông Garai, đọc kinh, và hát dân ca để tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc, tổ tiên, ông bà. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu những điệu múa Biyên, Marai của các thiếu nữ Chăm trong tiếng trống Paranưng rộn ràng và tiếng réo rắt của kèn Saranai. Phần hội không thể tách rời với màn trình diễn nghề dệt thổ cẩm, nặn gốm thủ công và các trò chơi dân gian độc đáo như thi đội nước, bịt mắt đập niêu, đánh trống Ghi năng, làm bánh Gừng thu hút được sự tham gia của đông đảo du khách và người dân địa phương.

2. Lễ hội Cầu Ngư (Thừa Thiên Huế)

Lễ hội Cầu Ngư mang đậm yếu tố tâm linh của người dân miền biển được tổ chức thường niên vào ngày mồng 3 tết hằng năm tại làng Thái Dương hạ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Lễ hội gắn liền với nét tín ngưỡng thờ cá -loài vật tổ của cha ông ta trong những ngày đầu khia sơ di dân về vùng biển.


Nguồn: Dantri

Khác với những lễ hội kể trên,lễ hội Cầu Ngư chủ yếu chỉ có phần lễ, được tiến hành đơn giản nhưng trang nghiêm, thành kính tại khu vực sân đình. Vào dịp lễ, những ngư dân lớn tuổi nhất làng và  hai vị chủ thuyền sẽ chấp lệnh van vái cho dân làng được mạnh khỏe, thịnh vượng và bình an trở. Đặc biệt, sau khi hành lễ sẽ dân làng sẽ có những hoạt động mô tả lại những nét sinh hoạt của nghề đánh cá như bủa lưới, kéo lưới, giữ chặt lưới, quệu, giạ xúc ruốc, cảnh mua bán cá tấp nập ven biển. Đây là những trò trình nghề không thể thiếu và đậm đà tính chất lễ nghi để tưởng nhớ đến sự nghiệp của vị Thành Hoàng.
VÉ MÁY BAY ĐI HUẾ

Miền Nam

1. Lễ hội Dinh Cô (Bà Rịa-Vũng Tàu)

Ngự trên bờ biển Long Hải, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Dinh Cô là một khu đền lớn với nét kiến trúc cổ truyền và tương truyền là nơi thờ một cô gái giàu lòng nhân ái nhưng đã bị nạn khi đi biển. Vì vậy, từ ngày 10 đến 12 tháng Hai âm lịch hằng năm, lễ hội Dinh Cô (hay còn gọi là Giỗ Cô) được ngư dân Long Hải tổ chức rất long trọng theo nghi thức cổ truyền với những thuyền hoa lộng lẫy để cầu cho mưa thuận, gió hòa

Nguồn:
Vietnamheritage

Ngay từ rạng sáng ngày 10,theo thông lệ, hàng ngàn khách thập phương nô nức kéo về Long Hải, vượt qua 187 bậc thang để đến viếng đền Dinh Cô xin lộc. Đêm ngày 10 và 11 là đêm hội hoa đăng với những ánh đèn đủ màu sắc sáng rực rỡ, lung linh được thả dưới ánh trăng. Hàng vạn chiếc ghe, thuyền trên sông đều đồng loạt quay mũi về hướng Dinh Cô, đồng loạt  tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng hát rộn ràng suốt đêm. Rạng sáng ngày 12 là lúc bắt đầu lễ hội chính với đoàn người cầm cờ và quạt tiến ra từ chính điện, tiến lên ghe ra khơi làm lễ Nghinh Cô. Lễ Nghinh Cô được cử hành vô cùng long trọng với hàng chục chiệc ghe nối đuôi nhau tiến ra khơi trong tiếng chiêng trống vang trời để nghênh đón Cô về Dinh.

2. Lễ hội Bà chúa Xứ (An Giang)

Lễ hội Bà Chúa Xứ (lễ Vía Bà) diễn ra thường niên  từ đêm ngày 23 đến 27 tháng Tư âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ ở Núi Sam, tỉnh An Giang. Đây được coi là lễ hội dân gian lớn nhất ở Nam Bộ, hằng năm một lượng lớn du khách thập phương vừa đến tham dự, cầu xin tài lộc, vừa để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên đặc sắc ở núi Sam và các di tích lịch sử lâu đời như Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An…vv


Nguồn: tamlinhhuyenbi.net

Lễ Vía Bà được tổng cộng bao gồm năm lễ chính. Từ đêm ngày 23 là  lễ tắm Bà. Tượng Bà được đưa xuống và tắm bằng nước thơm. Bộ y phục cũ sẽ được cắt nhỏ và chia cho khách trảy hội để làm bùa hộ mệnh giúp cơ thể khỏe mạnh, trừ bệnh tật, ma quỷ. Tiếp sau là lễ thỉnh sắc từ lăng Thoại Ngọc Hầu về trở lại miếu Bà. Lễ Túc Yết tiếp theo được tiến hành từ đêm 25 đến rạng sáng 26 theo trình tự như sau: dâng hương, chúc tửu, hiến trà, và đọc văn tế. Tiếp ngay sau đó là nghi thức lễ Xây Chầu – Hát Bội nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa gió thuận hòa. Lễ Chánh tế được cử hành cuối cùng vào sáng ngày 26 tương tự như lễ Túc Yết, bài Vi Thoại Ngọc Hầu được đưa về lăng để kết thúc lễ cúng Vía Bà.


Còn ngần ngại gì mà không đăng nhập ngay thegioivere.net để tìm ngay cho mình 1 tấm vé rẻ nhất cho hành trình thoải mái và tiết kiệm khám phá cội nguồn dân tộc.

LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ ĐẶT VÉ
 THE GIOI VE RE COMPANY LIMITED

Địa chỉ: 264E Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Website: http://thegioivere.net- Email: contact@thegioivere.net
Tel: 0873.010.777- 08.6286.4746