Làng cổ Đường Lâm – Nét xưa còn lại

Ngày tạo: 18/08/2014 16:40

Làng cổ Đường Lâm – Nét xưa còn lại

Làng cổ Đường Lâm – Nét xưa còn lại

Rời xa những cái đông đúc, nhộn nhịp, ồn ã của chốn thành thị mọi người sẽ được tận hưởng những giây phút yên ả, thanh bình của một làng quê. Nơi ấy rất đỗi mộc mạc với hình ảnh cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình sẽ đưa bạn trở về với những câu chuyện ngày xưa.


Làng cổ Đường Lâm nằm bên hữu ngạn sông Hồng, cạnh đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Con sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì, qua Đường Lâm, để vào thị xã Sơn Tây.


Khi đến Đường Lâm thì hình ảnh đầu tiên để lại ấn tượng với mọi người đó là chiếc cổng làng cổ kính. Nơi chào đón và đưa tiễn bao lớp người của ngôi làng. Bên cạnh cổng làng là hình ảnh cây đa cổ thụ, là nơi nghỉ chân của người dân lao động mõi khi đi làm đồng về.

Đến đây  bạn có thể đi tham quan quanh làng, thăm đình Mông Phụ đã có tuổi đời trăm năm, những ngôi nhà cổ có kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm nét văn hóa truyền thống, thăm đền thờ Giang Văn Minh, chùa Mía, nhà thờ thiên chúa, thăm đền thờ 2 vua Ngô Quyền và Phùng Hưng. Sau đó bạn có thể đến thăm thành cổ Sơn Tây và đền Và thờ thánh Tản Viên cách đó khoảng 3 km.


Đình Mông Phụ

Ngôi làng cổ này có đặc điểm khác với những nơi khác là những ngồi nhà cổ ở đây hầu hết đều được xây dựng bằng đá ong. Và hệ thống đường xá rất đặc biệt có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.


Làng cổ còn nổi tiếng với nghề làm tương từ thời xưa, nên trước của nhà nào cũng có một vài vại tương phơi ngoài sân. Tương có thể ăn với rau luôc, thịt trâu, thịt bò và cá kho tương…

Nếu tháng 8, tháng 9 âm lịch mà đến thăm làng cổ Đường Lâm thì sẽ đúng vào lúc thu hoạch lúa chín. Mọi người sẽ có cơ hội được thử sức mình khi được làm việc của người dân địa phương.


Nếu từ Hà Nội, các bạn có thể đi ô tô hoặc xe máy đi hướng đại lộ Thăng Long hoặc hướng đi Nhổn – Sơn Tây. Đến Sơn Tây, các bạn hỏi đường vào làng cổ Đường Lâm. Bạn sẽ phải mua vé để vào thăm ngôi làng. 

Theo kinh nghiệm của nhiều người đi du lịch Làng cổ Đường Lâm thì chi phí khoảng từ 200-300 ngàn bao gồm cả tiền vé vào cổng, tiền ăn trưa, xăng xe là bạn đã co một chuyến du lịch vô cùng thú vị.

Giá vé vào cổng thăm làng cổ dành cho khách nội địa và quốc tế như sau:

Giá vé thăm Làng cổ

Nội địa

Quốc tế

Người lớn

Trẻ em

Người lớn

Trẻ em

20.000 đồng

10.000 đồng

20.000 đồng

10.000 đồng

 

Hãy đến thăm làng cổ để được ngắm nhìn lại hình ảnh của một làng quê thanh bình, mộc mạc, đến đây để được thư giãn tinh thần cũng như tìm lại trong mình một khoảng lặng trong cuộc sống nhộn nhịp ngày nay.

 

Nguồn tham khảo:

VnExpress

Các bài viết liên quan:

Nồng nàn Hà Nội

Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình